Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Bệnh viêm xoang: nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chữa

Viêm xoang là tình trạng viêm của xoang do bị nhiễm vi khuẩn, virus (siêu vi khuẩn) hoặc nhiễm nấm trong các xoang.

Nguyên nhân

Các xoang là các khoảng trống chứa đầy không khí trong hộp sọ, ở vùng trán, xương mũi, má và mắt. Có bốn nhóm xoang chính, kể từ dưới lên trên và từ ngoài vào trong là: Xoang Hàm, Xoang Sàng, Xoang Trán, Xoang Bướm. Xoang có tác dụng làm nhẹ khối xương hàm mặt và làm loa tạo âm vang cho giọng nói, nên khi bị viêm chúng ta sẽ có cảm giác chóng mặt, nặng đầu, nhức đầu, giọng nói không vang (giọng nghẹt mũi, chảy nước mũi, ….).

Trong xoang có các chất nhầy, bình thường các chất này có thể thoát ra ngoài và không khí có thể lưu thông qua các xoang vào và mang, dẫn lưu chất tiết ra khỏi xoang. Đó cũng là một sự giải thích cho hơi thở sâu và khỏe mạnh giúp thông xoang tốt hơn, hơn nữa là tăng sức đề kháng và điều chỉnh các rối loạn gây dị ứng xoang bởi khí công dưỡng sinh, cơ thể nóng ấm dồi dào sinh lực làm cho xoang khỏe mạnh thông thoáng.

Xoang lành mạnh không chứa vi khuẩn hoặc vi trùng hay có nấm bị nhiễm vào trong xoang. Khi các lỗ xoang bị tắc hoặc có quá nhiều chất nhầy tích tụ lại, vi khuẩn và vi trùng có thể dễ dàng phát triển trong các xoang và dẫn đến viêm xoang.

Xoang bị tắc hay viêm xoang có thể xảy ra trong các điều kiện:
  • Lông mao nhỏ trong các xoang có tác dụng đẩy chất nhầy ra ngoài không làm việc tốt. Điều này có thể do một số điều kiện y tế hay do một số bệnh khác gây ra.
  • Vẹo vách ngăn, nhánh xương mũi hoặc các u mũi có thể ngăn chặn sự thông thoáng của các cửa xoang.
  • Tổn thương niêm mạc xoang do chấn thương, có trường hợp viêm xoang do sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.
  • Cảm lạnh và dị ứng có thể gây ra quá nhiều chất nhầy hoặc ngăn chặn việc mở các xoang. Dị ứng xoang do thực phẩm, độc tố, hoặc do thời tiết và môi trường, hay còn gọi là xoang do cơ địa dị ứng.
  • Ô nhiễm môi trường, khói bụi, hóa chất, vi khuẩn, virus (siêu vi khuẩn), nhiễm nấm. Còn có các yếu tố làm cho dễ bị viêm xoang hơn là: cơ địa dị ứng, đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,…
Sức đề kháng kém không đủ sức kháng khuẩn, hệ miễn dịch suy yếu, hô hấp kém, hệ thần kinh thực vật rối loạn. Bệnh viêm xoang còn kèm theo viêm một số bộ phận khác. Cách tốt nhất để giải quyết nguyên nhân này là tập khí công dưỡng sinh nâng cao sinh lực, không cần phải tập nặng.

Có hai loại viêm xoang
  • Viêm xoang cấp tính: khi triệu chứng xuất hiện trong vòng 4 tuần hoặc ít hơn. Bị gây ra bởi vi khuẩn phát triển trong các xoang.
  • Viêm xoang mãn tính: là khi xoang bị sưng và viêm trên 3 tháng. Nó có thể bị gây ra bởi vi khuẩn hoặc nấm.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển viêm xoang:
  • Viêm mũi dị ứng
  • Chứng Xơ Nang    
  • Trẻ em đi nhà trẻ
  • Những bệnh ngăn chặn không cho lông mao làm việc đúng cách
  • Thay đổi độ cao đột ngột (bay hoặc lặn)
  • Vòm họng lớn
  • Hút thuốc
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu do Hóa trị liệu hoặc HIV
Triệu chứng

Các triệu chứng của viêm xoang cấp tính ở người lớn thường xảy ra sau những đợt cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp hoặc do dị ứng nhiễm nấm và sức khỏe không tốt hơn sau 5 - 7 ngày. Các triệu chứng bao gồm:
  • Hơi thở có mùi khó chịu hoặc mất cảm giác mùi
  • Ho, thường nặng hơn vào ban đêm
  • Mệt mỏi và cảm giác ốm mệt
  • Đôi khi có thể sốt
  • Đau đầu – đau như có áp lực (đau do tăng áp lực trên xoang), đau sau mắt, đau hốc mắt, đau răng, hoặc đau ở khuôn mặt
  • Nghẹt mũi và sổ mũi
  • Đau họng và có dịch nhầy gỉ xuống họng
Các triệu chứng của viêm xoang mãn tính cũng giống như những triệu chứng của viêm xoang cấp tính, nhưng có xu hướng nhẹ hơn và kéo dài hơn 12 tuần.

Các triệu chứng của viêm xoang ở trẻ em bao gồm:
  • Sau khi bệnh cảm lạnh hay bệnh đường hô hấp đã có vẻ tốt hơn và sau đó trở nên tệ hơn
  • Sốt cao, cùng với chảy nước mũi, kéo dài ít nhất 3 ngày
  • Chảy nước mũi, ho hoặc không, kéo dài hơn 10 ngày mà không được cải thiện
Kiểm tra và xét nghiệm

Bác sĩ sẽ khám cho bạn hoặc con bạn để kiểm tra xoang:
  • Tìm kiếm trong mũi có các dấu hiệu của khối u hay không
  • Chiếu ánh sáng qua xoang để tìm các dấu hiệu viêm
  • Chích hút khu vực bị xoang để xét nghiệm nhiễm trùng
Chụp X-quang các xoang thường không chẩn đoán được viêm xoang một cách chính xác.

Khám nội soi giúp chẩn đoán viêm xoang tốt hơn. Điều này thường được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng.

Các kiểm tra hình ảnh có thể được sử dụng để đưa ra quyết định điều trị chính xác:

Chụp CT để giúp chẩn đoán viêm xoang hoặc theo dõi xương và mô của xoang chính xác hơn
Chụp cộng hưởng từ (MRI) để tìm khối u hoặc nhiễm nấm trong xoang

Nếu bạn hoặc con bạn bị viêm xoang mà không chữa khỏi được hoặc đã khỏi mà lại tái phát, các xét nghiệm khác sẽ được thực hiện, bao gồm:
  • Thử nghiệm dị ứng
  • Xét nghiệm máu HIV hoặc các xét nghiệm khác để kiểm tra chức năng miễn dịch
  • Kiểm tra chức năng của lông mao
  • Khả năng hoạt động của mũi
  • Tế bào mũi
  • Kiểm tra clorua mồ hôi xơ nang
Điều trị

CHĂM SÓC BẢN THÂN

Hãy thử các cách sau để giảm tắc nghẽn các xoang:
  • Dùng khăn ấm, ẩm áp lên khuôn mặt của bạn nhiều lần trong ngày.
  • Uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy.
  • Hít sâu hơi nước 2-4 lần mỗi ngày (ví dụ, trong khi tắm với vòi hoa sen ấm).
  • Dùng nước muối xịt mũi nhiều lần trong ngày (ví dụ, sử dụng bình xịt nước biển).
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm.
  • Sử dụng một nồi Neti để rửa mũi và xoang.
Hãy cẩn thận với việc sử dụng thuốc thông mũi dạng xịt mũi. Thuốc xịt mũi có thể giúp bạn đỡ hơn lúc đầu, nhưng việc sử dụng chúng từ 3 - 5 ngày hoặc hơn có thể làm cho nghẹt mũi nặng hơn.

Để giúp giảm đau hoặc áp lực xoang:
  • Tránh đi máy bay khi bạn đang bị tắc nghẽn mũi hoặc xoang.
  • Tránh nhiệt độ cao, thay đổi đột ngột về nhiệt độ, và uốn người và cúi đầu về phía.
  • Thử dùng thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen theo hướng dẫn của bác sỹ.
THUỐC CHỈ ĐỊNH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÁC

Phần lớn thuốc kháng sinh không cần thiết với viêm xoang cấp tính. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng như vậy sẽ tự khỏi. Ngay cả khi thuốc kháng sinh có thể có tác dụng, chúng có thể chỉ giúp rút ngắn thời gian bị bệnh. Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định sớm cho các trường hợp:
  • Trẻ em bị chảy nước mũi, có thể có ho, bệnh không đỡ hơn sau 2 – 3 tuần
  • Sốt cao hơn 39°C
  • Đau đầu hoặc đau vùng mặt
  • Sưng nghiêm trọng xung quanh mắt
Viêm xoang cấp tính cần được điều trị trong thời gian 10 - 14 ngày. Viêm xoang mãn tính cần được điều trị lâu hơn, từ 3 đến 4 tuần. Trong một số trường hợp, viêm xoang mãn tính cần các loại thuốc đặc biệt để điều trị nhiễm nấm.

Tại một số điểm, bác sĩ sẽ xem xét:
  • Kê thuốc theo toa khác
  • Tiến hành thêm nhiều xét nghiệm
  • Giới thiệu đến chuyên khoa tai, mũi, họng hoặc chuyên dị ứng
Các phương pháp điều trị viêm xoang khác:
  • Tiêm miễn dịch để giúp ngăn ngừa bệnh tái phát
  • Tránh gây dị ứng
  • Dùng thuốc xịt mũi corticosteroid và thuốc kháng histamine để giảm sưng viêm, đặc biệt là nếu có u trong mũi, xoang hoặc bị dị ứng
Phẫu thuật để mở rộng cửa xoang và hút sạch chất nhầy trong các xoang cũng có thể là cần thiết. Bạn có thể cần phải cân nhắc các biện pháp này nếu:
  • Các triệu chứng của bạn không biến mất sau 3 tháng điều trị.
  • Bạn thường mắc hai hoặc ba lần viêm xoang cấp tính mỗi năm.
Một chuyên gia tai mũi họng có thể thực hiện phẫu thuật này.

Hầu hết nhiễm trùng xoang do nấm cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật để điều chỉnh một vách ngăn lệch hoặc u mũi hoặc u trong xoang có thể ngăn ngừa tình trạng tái phát.

Tiên lượng

Hầu hết nhiễm trùng xoang có thể được chữa trị bằng các biện pháp tự chăm sóc (tập khí công dưỡng sinh là cách chăm sóc tốt hơn cả) và điều trị y tế. Nếu bạn bị xoang lặp đi lặp lại, bạn cần được kiểm tra liệu bạn bị u mũi, u trong xoang hoặc các vấn đề khác hay không, chẳng hạn như dị ứng.

Biến chứng có thể xảy ra
  • Nhiễm trùng xương (viêm xương tủy)
  • Viêm màng não, viêm não
  • Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang
  • Nhiễm trùng da xung quanh mắt (viêm mô tế bào hốc mắt), viêm dây thần kinh thị giác
  • Viêm tai giữa, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản, khí phế quản
Khi nào cần liên hệ với Chuyên gia y tế

Đi khám bác sĩ nếu:
  • Các triệu chứng kéo dài hơn 10 - 14 ngày hoặc bạn bị cảm lạnh mà bệnh nặng hơn sau 7 ngày.
  • Bạn bị nhức đầu dữ dội mà dùng thuốc giảm đau không khỏi.
  • Bạn bị sốt.
  • Bạn vẫn còn còn các triệu chứng sau khi đã dùng thuốc kháng sinh theo đúng liều lượng.
  • Bạn có bất kỳ thay đổi gì về khả năng nhìn khi bị nhiễm trùng xoang hay đau nhức vùng mắt, khó ngủ.
Việc bạn có dịch nhầy màu xanh lá cây hoặc màu vàng chảy ra từ mũi hay họng không có nghĩa là bạn đã bị nhiễm trùng xoang hoặc cần dùng thuốc kháng sinh.

Phòng bệnh

Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm xoang là tránh cảm lạnh và cúm hoặc điều trị các vấn đề một cách nhanh chóng.
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả, hay nấm là các thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa và các chất khác giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
  • Tiêm phòng vắc-xin cúm mỗi năm.
  • Giảm căng thẳng stress.
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi bắt tay với người khác.
Mẹo khác để ngăn ngừa viêm xoang:
  • Tránh hút thuốc và môi trường ô nhiễm, chất gây ô nhiễm.
  • Uống nhiều nước để tăng độ ẩm trong cơ thể.
  • Sử dụng thuốc thông mũi khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Điều trị dị ứng nhanh chóng và thích hợp, tránh thực phẩm gây dị ứng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm trong mũi và xoang.
Tổng kết

Viêm xoang cấp với nhiều triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, nhức đầu, đau nhức vùng xoang cần phải được điều trị phối hợp như kháng sinh, kháng viêm, kháng dị ứng… dưới sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Viêm xoang mãn tính như viêm xoang sàng khó có thể chữa trị khỏi hẳn do các tác nhân gây viêm xoang không loại bỏ hết được do môi trường cũng như bản thân cơ thể nên không thể điều trị khỏi hẳn theo các phương pháp thông thường hiện có mà chúng ta phải sống chung với viêm xoang. Do thuốc tây chỉ có tác dụng tốt với viêm cấp tính, nếu dùng thường xuyên với viêm xoang mãn tính sẽ có tác dụng phụ không mong muốn. Nếu bị viêm xoang mãn tính nên dùng thường xuyên các biện pháp hỗ trợ như xông mũi (bằng tinh dầu hay nước nóng) và các loại thảo dược rất có ích cho việc chống viêm xoang. Trong một số trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định làm các thủ thuật chọc xoang, nạo xoang, chỉnh hình vách ngăn,... bên cạnh đó còn có một số liệu pháp điều trị hỗ trợ như xông mũi, thay đổi hành vi như không dùng các đồ uống có gas, rửa mũi hay xịt mũi bằng nước biển sâu, điều trị viêm dạ dày, dùng một số thảo dược kháng viêm và thông mũi...

Nếu bạn đã chữa trị nhiều mà không có kết quả tốt hoặc muốn chữa bệnh xoang mà không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và điều kiện sinh hoạt, kết hợp tập khí công dưỡng sinh nhẹ nhàng không mất nhiều thời gian vào buổi sáng khi ngủ dậy, buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất. Khí công dưỡng sinh giúp cơ thể tái tạo và điều chỉnh về các trạng thái không gây bệnh, nâng cao sức đề kháng, tăng sức chịu đựng của cơ thể khi lao động hay làm việc trí óc ít vận động, giảm mệt mỏi stress… Hỗ trợ: 0936.453.023

Xem thêm:
>> Thiền dưỡng sinh và thiền đứng
>> Khí công dưỡng sinh đơn giản chữa bệnh viêm xoang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét