Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Các bài tập khí công, yoga hiệu quả, đơn giản nhất chữa được nhiều bệnh

Bạn Trí ở Sài Gòn, số điện thoại..., trong đợt suy sụp sức khỏe rõ rệt do bị viêm xoang, huyết áp thấp rồi biến chứng ra nhiều bệnh khác. Trí đã tìm thấy số điện thoại của tôi và gọi đến nhờ giúp đỡ, tôi nghe thấy giọng nói của bạn đó rất yếu ớt, dường như đã gần hết sinh lực, như một ngọn nến leo lét vậy. Tôi đã hướng dẫn thiền đứng cho Trí và nói rằng khí công không chữa bệnh mà là chữa cơ thể, chỉ với bài tập khởi đầu là thiền đứng đơn giản, sau một tuần tôi đã thấy giọng nói của bạn đó có sức sống hơn rồi, rất có hiệu quả mà không cần phải phức tạp đã vực dậy một cơ thể còn rất ít sức sống do nhiều bệnh và suy nhược thần kinh, mệt mỏi rệu rã và hay bị choáng do thiếu máu lên não, đau ngực, đau vai...

Để tập nâng cao hơn chút nữa tùy thuộc vào quyết tâm và quan niệm của từng người về khí công dưỡng sinh chữa bệnh, tôi thì không thấy có gì phức tạp cả, chỉ cần chuyên tâm và kiên nhẫn vào cái mình đã chọn. Bạn cũng không cần phải kiêng khem quá nhiều hay cần phải tách rời khỏi cuộc sống hối hả và sự chăm sóc y tế.

Bạn Việt là nghiên cứu sinh đang ở bên Nga, do nghiên cứu nhiều mà sức khỏe yếu như hay đau đầu, ngày nào cũng phải đánh gió mặc dù đã đi khám sức khỏe tổng thể ở Nga thì có kết quả bình thường, tim phổi bình thường. Bạn Việt đã kiên nhẫn tập thiền đứng hàng ngày, vào các buổi sáng khi thức dậy, chiều muộn khi đi học về, tối trước khi đi ngủ, nâng thời gian một buổi tập từ 10 phút lên 30 phút, trong thời gian chưa đến nửa tháng đã đạt được các kết quả tích cực như: người nóng ấm, hơi lắc lư do khí huyết vận hành khắp cơ thể, lòng bàn tay và các ngón tay nóng và tê, bàn chân cũng vậy, cảm giác cơ thể thoải mái và nhẹ nhàng hơn, đầu óc và hệ thần kinh cũng vậy, ăn ngon miệng, ngủ sâu hơn. Thấy vậy tôi cho bạn Việt tập lên cao nhưng chưa được vì khí huyết vẫn bị ì trệ nhiều do thời gian tích bệnh đã lâu, độc tố còn nhiều (hay phải đánh gió), đây là lời giải thích nguyên nhân yếu bệnh mặc dù đã có kết quả khám tổng thể là bình thường. Bạn Việt kiên trì thiền đứng trong thời gian 1 tháng rưỡi, thời gian một buổi tập lên đến 50 phút hoặc 1 tiếng, khí huyết lưu thông tốt hơn, thanh lọc thải độc tốt hơn, và đã tập nâng cao để chăm sóc sức khỏe. Thiền đứng vẫn là một phần của mỗi buổi tập, và tập nâng cao với tư thế đứng đối với người mới tập sẽ tránh được các rối loạn (tẩu hỏa nhập ma) do khí huyết dễ vận hành hơn là ngồi hoặc nằm.



Video: Học trò của tôi nhúng ngón tay vào nước đang đun sôi mà không cần vận khí chuẩn bị. Thiền đứng và các phương pháp khai thông kinh mạch đơn giản dễ tập giúp cơ thể tự động điều khí đến nơi chịu tác động gây hại trên cơ thể như ngón tay trong trường hợp này, khí lực sung mãn hàn gắn tổn thương tức thời. Để đạt được điều này không khó, chỉ cần chuyên tâm tập luyện theo phương pháp đã chọn.

Video này không mang tính biểu diễn, là một minh chứng cho thấy tác dụng của khí lực giúp cơ thể chống chịu các tác nhân gây hại cũng như gây bệnh, giúp cơ thể hàn gắn hay tái tạo lại các tổn thương.

Các trung tâm khí lực hay các Yoga Chakra giúp thông hai mạch nhâm đốc tốt hơn và tiến tới thông vòng đại kinh mạch, đồng thời mỗi trung tâm khí đều có tác dụng riêng như hỗ trợ hệ tiêu hóa, thận, tỳ vị, gan, tim mạch, hệ thần kinh... hoạt động tốt. Các trung tâm khí trong châm cứu bấm huyệt gọi là các huyệt, là các điểm nút vận hành và giao thoa của các kinh mạch trong cơ thể và môi trường xung quanh.

Bài tập khởi động hay vận động động tác hỗ trợ kết hợp các động tác của dưỡng sinh võ thuật và Yoga giúp hứng khởi tràn trề sinh lực trong thời gian ngắn, đầu cổ, eo lưng, hai bên sườn, vùng xương chậu, sống lưng được vận động nhuyễn khí và căng giãn thư giãn tối đa. Đối với một số người, do thể trạng có thể không tập được bài này mà chỉ có thể tập thiền đứng như trên, sau thời gian khoảng 1 tháng có thể tập thở theo các trung tâm khí lực để tăng thêm các năng lực cho cơ thể.

Khi khí huyết lưu thông tuần hoàn khắp cơ thể, các cơ quan chức năng được hỗ trợ khí lực hay nguồn năng lượng duy trì sức sống tốt thì mọi bệnh tật đều chữa được, ngoại trừ một số trường hợp quá nặng và ở giai đoạn cuối như ung thư giai đoạn cuối, xơ gan...

Các bệnh nặng thực tế đã được chữa khỏi, có trường hợp bị ba bệnh rõ rệt là hen suyễn khó thở, u xơ cổ tử cung và đau lưng do thoát vị đĩa đệm đã qua điều trị, giảm hầu hết các triệu chứng sau 2 tháng tập, nhanh như vậy cũng một phần do trước đó người bệnh đã tập thiền thông thường và yoga động tác nên tiếp thu nhanh hơn.

Các bệnh có thể chữa khỏi hoặc giảm thiểu tối đa bao gồm:
  • Huyết áp thấp, suy nhược, mệt mỏi, thiếu máu lên não, rối loạn tiền đình
  • Đau đầu, căng thẳng stress, mất ngủ
  • Viêm xoang, suy nhược thần kinh, bệnh đường hô hấp
  • Đau dạ dày mãn tính, tiêu hóa kém
  • Đau lưng, đau cột sống, thoái hóa đốt sống cổ, đau mỏi vai gáy
  • Thận yếu, suy thận
  • Yếu sinh lý
  • Viêm gan
  • Tiểu đường
  • Gút gout
  • Giảm béo phì, giảm cân do đốt cháy mỡ thừa, nhu cầu ăn ít hơn do hoạt động trao đổi chất hiệu quả hơn, từ đó cũng loại bỏ các chứng bệnh máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ
  • Đào thải và trung hòa độc tố
Hỗ trợ giải đáp thêm 0936.453.023

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Bài tập đơn giản chữa bệnh hay gặp với dân văn phòng

Ngồi nhiều ít di chuyển vận động, đồng thời ít tập thể dục là thói quen của dân văn phòng, tưởng như bình thường nhưng dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như: đau cơ, đau lưng, viêm đốt sống, thoái hóa đốt sống cổ, giảm tuần hoàn máu, mệt mỏi và đau đầu, mất ngủ.

Nếu bạn đã mắc các căn bệnh văn phòng, một bài tập nhẹ nhàng không mất thời gian vào buổi sáng khi thức dậy, buổi tối trước khi đi ngủ (thiền đứng) sẽ giúp giải quyết được các bệnh này. Ngoài ra có thể tranh thủ tập vào lúc rảnh hay nghỉ giữa giờ, trừ lúc ăn no.

Dưới đây là nguyên nhân và một số cách khắc phục thông thường, tuy nhiên ngồi làm việc nhiều đúng tư thế vẫn là nguyên nhân làm suy yếu cơ thể về mặt tổng thể.

Đau lưng, nhức tay, đau cổ, đau vai gáy, thoái hóa đốt sống cổ

Ngồi nhiều trước máy vi tính có thể dẫn đến đau cổ và ngồi nhiều với tư thế sai sẽ làm cơ lưng và cột sống cong vẹo sai cấu trúc dẫn đến đau lưng và ảnh hưởng đến tủy sống và trục dây thần kinh cột sống.

Bấm chuột và gõ máy tính liên tục sẽ khiến các khớp tay đau nhức, máu kém lưu thông do cổ liên tục ở tư thế bất động, dần dần dẫn đến thoái hóa khớp. Đó là lý do dễ mắc các bệnh như hội chứng ống cổ tay (cánh tay đau nhức), thoái hóa đốt sống cổ, đau thần kinh tọa.

Bạn cần điều chỉnh lại tư thế ngồi và làm việc đúng và sao cho thoải mái nhất với lưng và thao tác của tay. Lưng thẳng không lún quá sâu vào lưng ghế. Sau 2 giờ làm việc nên vươn vai, xoay người, hay tập thể dục nhẹ nhàng để khí huyết được lưu thông.

Khô mắt, nhức mỏi mắt

Ngồi làm việc với máy vi tính và số lượng lớn giấy tờ phải xử lý làm cho mắt bạn bị khô, mỏi và đỏ. Vì vậy, bạn nên để cho mắt rời nghỉ ngơi 2 phút mỗi giờ. Ngồi nhắm mắt hít thở đều hoặc nhìn ra xa để cảm thấy thư giãn.

Chán ăn, khó tiêu, đau dạ dày

Khi ăn sáng vội vàng để đến công sở hoặc bỏ bữa để thực hiện một công việc gấp, dần trở thành thói quen và bạn sẽ cảm thấy chán ăn. Ngồi nhiều ít vận động cũng không đem lại cảm giác ăn ngon và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Người ta nói rằng, sau khi ăn no nên đi lại một chút. Là dân công sở, bạn ít có dịp đi bộ sau khi ăn mà hay ngồi tại bàn làm việc của mình. Điều này gây thêm cho bạn chứng khó tiêu.

Béo bụng

Xu hướng bụng to hơn bình thường xảy ra không chỉ với nam giới mà cả ở nữ giới. Đó là do ít vận động, lượng mỡ thừa tích lại nhiều ở vùng bụng và thừa calo gây béo phì. Tránh đồ ăn vặt và những thực phẩm có lượng calo thấp, điều này đôi khi làm cho bạn thiếu năng lượng để làm việc.

Do đó, nếu công việc ít phải vận động thì hãy cố tận dụng mọi cơ hội để hoạt động chân tay và đi lại. Chẳng hạn như leo cầu thang bộ thay cho đi thang máy... và tìm bài tập thể dục giữa giờ phù hợp với điều kiện nơi làm việc.

Đau đầu, đau nửa đầu

Áp lực công việc đôi khi có thể làm suy yếu sức khỏe, khi làm việc căng thẳng, các cơn đau đầu xảy ra là điều mà bạn có thể thấy. Một số người bị bệnh đau nửa đầu được xác định là do làm việc quá căng thẳng.

Stress

Đây là vấn đề sức khỏe phổ biến mà phần lớn những người làm việc văn phòng đều mắc phải. Stress sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, về cả thể chất và tinh thần, hoặc gây trầm cảm làm mất các cảm giác hạnh phúc và động lực cho bất kì việc gì.

Mất ngủ

Thiếu thời gian nghỉ ngơi hợp lý, làm việc muộn về ban đêm sẽ dẫn đến mất ngủ. Bên cạnh công việc quan trọng, cần đảm bảo đủ giấc ngủ hoặc điều độ được giấc ngủ của mình.

Lười vận động

Hầu hết rất ngại dậy sớm vào buổi sáng để tập thể dục. Dậy sớm và tập thể dục buổi sáng rất có ích cho sức khỏe. Ngoài việc cải thiện tuần hoàn máu cho một ngày mới để cho trái tim khỏe mạnh và tâm trí thư thái, còn góp phần làm giảm stress.

Viêm đốt sống

Ngồi nhiều, ngồi sai tư thế, ít vận động gây ra các vấn đề về xương khớp giống như những chiếc bản lề bị gỉ sét do ít hoạt động, các đốt sống cũng có các khớp và bạn có thể bị viêm đốt sống, là căn bệnh nguy hiểm.

Đau mình

Đôi khi bạn thấy người đau ê ẩm sau một ngày làm việc. Đây cũng là một tình trạng phổ biến đối với dân văn phòng. Hãy tắm gội, thư giãn hay đi xông hơi để làm giảm đau.

Chốt lại, đôi khi bạn không thể đảm bảo được các điều kiện tốt cho sức khỏe trong dòng chảy của cuộc sống, một bài tập dưỡng sinh đơn giản như thiền đứng chẳng hạn, sẽ giúp bạn tăng sức chịu đựng bền bỉ hơn do điều hòa được khí huyết và điều chỉnh cân bằng các rối loạn gây bệnh trong cơ thể gây ra bởi môi trường sống và công việc.

Bệnh viêm xoang: nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chữa

Viêm xoang là tình trạng viêm của xoang do bị nhiễm vi khuẩn, virus (siêu vi khuẩn) hoặc nhiễm nấm trong các xoang.

Nguyên nhân

Các xoang là các khoảng trống chứa đầy không khí trong hộp sọ, ở vùng trán, xương mũi, má và mắt. Có bốn nhóm xoang chính, kể từ dưới lên trên và từ ngoài vào trong là: Xoang Hàm, Xoang Sàng, Xoang Trán, Xoang Bướm. Xoang có tác dụng làm nhẹ khối xương hàm mặt và làm loa tạo âm vang cho giọng nói, nên khi bị viêm chúng ta sẽ có cảm giác chóng mặt, nặng đầu, nhức đầu, giọng nói không vang (giọng nghẹt mũi, chảy nước mũi, ….).

Trong xoang có các chất nhầy, bình thường các chất này có thể thoát ra ngoài và không khí có thể lưu thông qua các xoang vào và mang, dẫn lưu chất tiết ra khỏi xoang. Đó cũng là một sự giải thích cho hơi thở sâu và khỏe mạnh giúp thông xoang tốt hơn, hơn nữa là tăng sức đề kháng và điều chỉnh các rối loạn gây dị ứng xoang bởi khí công dưỡng sinh, cơ thể nóng ấm dồi dào sinh lực làm cho xoang khỏe mạnh thông thoáng.

Xoang lành mạnh không chứa vi khuẩn hoặc vi trùng hay có nấm bị nhiễm vào trong xoang. Khi các lỗ xoang bị tắc hoặc có quá nhiều chất nhầy tích tụ lại, vi khuẩn và vi trùng có thể dễ dàng phát triển trong các xoang và dẫn đến viêm xoang.

Xoang bị tắc hay viêm xoang có thể xảy ra trong các điều kiện:
  • Lông mao nhỏ trong các xoang có tác dụng đẩy chất nhầy ra ngoài không làm việc tốt. Điều này có thể do một số điều kiện y tế hay do một số bệnh khác gây ra.
  • Vẹo vách ngăn, nhánh xương mũi hoặc các u mũi có thể ngăn chặn sự thông thoáng của các cửa xoang.
  • Tổn thương niêm mạc xoang do chấn thương, có trường hợp viêm xoang do sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.
  • Cảm lạnh và dị ứng có thể gây ra quá nhiều chất nhầy hoặc ngăn chặn việc mở các xoang. Dị ứng xoang do thực phẩm, độc tố, hoặc do thời tiết và môi trường, hay còn gọi là xoang do cơ địa dị ứng.
  • Ô nhiễm môi trường, khói bụi, hóa chất, vi khuẩn, virus (siêu vi khuẩn), nhiễm nấm. Còn có các yếu tố làm cho dễ bị viêm xoang hơn là: cơ địa dị ứng, đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,…
Sức đề kháng kém không đủ sức kháng khuẩn, hệ miễn dịch suy yếu, hô hấp kém, hệ thần kinh thực vật rối loạn. Bệnh viêm xoang còn kèm theo viêm một số bộ phận khác. Cách tốt nhất để giải quyết nguyên nhân này là tập khí công dưỡng sinh nâng cao sinh lực, không cần phải tập nặng.

Có hai loại viêm xoang
  • Viêm xoang cấp tính: khi triệu chứng xuất hiện trong vòng 4 tuần hoặc ít hơn. Bị gây ra bởi vi khuẩn phát triển trong các xoang.
  • Viêm xoang mãn tính: là khi xoang bị sưng và viêm trên 3 tháng. Nó có thể bị gây ra bởi vi khuẩn hoặc nấm.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển viêm xoang:
  • Viêm mũi dị ứng
  • Chứng Xơ Nang    
  • Trẻ em đi nhà trẻ
  • Những bệnh ngăn chặn không cho lông mao làm việc đúng cách
  • Thay đổi độ cao đột ngột (bay hoặc lặn)
  • Vòm họng lớn
  • Hút thuốc
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu do Hóa trị liệu hoặc HIV
Triệu chứng

Các triệu chứng của viêm xoang cấp tính ở người lớn thường xảy ra sau những đợt cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp hoặc do dị ứng nhiễm nấm và sức khỏe không tốt hơn sau 5 - 7 ngày. Các triệu chứng bao gồm:
  • Hơi thở có mùi khó chịu hoặc mất cảm giác mùi
  • Ho, thường nặng hơn vào ban đêm
  • Mệt mỏi và cảm giác ốm mệt
  • Đôi khi có thể sốt
  • Đau đầu – đau như có áp lực (đau do tăng áp lực trên xoang), đau sau mắt, đau hốc mắt, đau răng, hoặc đau ở khuôn mặt
  • Nghẹt mũi và sổ mũi
  • Đau họng và có dịch nhầy gỉ xuống họng
Các triệu chứng của viêm xoang mãn tính cũng giống như những triệu chứng của viêm xoang cấp tính, nhưng có xu hướng nhẹ hơn và kéo dài hơn 12 tuần.

Các triệu chứng của viêm xoang ở trẻ em bao gồm:
  • Sau khi bệnh cảm lạnh hay bệnh đường hô hấp đã có vẻ tốt hơn và sau đó trở nên tệ hơn
  • Sốt cao, cùng với chảy nước mũi, kéo dài ít nhất 3 ngày
  • Chảy nước mũi, ho hoặc không, kéo dài hơn 10 ngày mà không được cải thiện
Kiểm tra và xét nghiệm

Bác sĩ sẽ khám cho bạn hoặc con bạn để kiểm tra xoang:
  • Tìm kiếm trong mũi có các dấu hiệu của khối u hay không
  • Chiếu ánh sáng qua xoang để tìm các dấu hiệu viêm
  • Chích hút khu vực bị xoang để xét nghiệm nhiễm trùng
Chụp X-quang các xoang thường không chẩn đoán được viêm xoang một cách chính xác.

Khám nội soi giúp chẩn đoán viêm xoang tốt hơn. Điều này thường được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng.

Các kiểm tra hình ảnh có thể được sử dụng để đưa ra quyết định điều trị chính xác:

Chụp CT để giúp chẩn đoán viêm xoang hoặc theo dõi xương và mô của xoang chính xác hơn
Chụp cộng hưởng từ (MRI) để tìm khối u hoặc nhiễm nấm trong xoang

Nếu bạn hoặc con bạn bị viêm xoang mà không chữa khỏi được hoặc đã khỏi mà lại tái phát, các xét nghiệm khác sẽ được thực hiện, bao gồm:
  • Thử nghiệm dị ứng
  • Xét nghiệm máu HIV hoặc các xét nghiệm khác để kiểm tra chức năng miễn dịch
  • Kiểm tra chức năng của lông mao
  • Khả năng hoạt động của mũi
  • Tế bào mũi
  • Kiểm tra clorua mồ hôi xơ nang
Điều trị

CHĂM SÓC BẢN THÂN

Hãy thử các cách sau để giảm tắc nghẽn các xoang:
  • Dùng khăn ấm, ẩm áp lên khuôn mặt của bạn nhiều lần trong ngày.
  • Uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy.
  • Hít sâu hơi nước 2-4 lần mỗi ngày (ví dụ, trong khi tắm với vòi hoa sen ấm).
  • Dùng nước muối xịt mũi nhiều lần trong ngày (ví dụ, sử dụng bình xịt nước biển).
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm.
  • Sử dụng một nồi Neti để rửa mũi và xoang.
Hãy cẩn thận với việc sử dụng thuốc thông mũi dạng xịt mũi. Thuốc xịt mũi có thể giúp bạn đỡ hơn lúc đầu, nhưng việc sử dụng chúng từ 3 - 5 ngày hoặc hơn có thể làm cho nghẹt mũi nặng hơn.

Để giúp giảm đau hoặc áp lực xoang:
  • Tránh đi máy bay khi bạn đang bị tắc nghẽn mũi hoặc xoang.
  • Tránh nhiệt độ cao, thay đổi đột ngột về nhiệt độ, và uốn người và cúi đầu về phía.
  • Thử dùng thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen theo hướng dẫn của bác sỹ.
THUỐC CHỈ ĐỊNH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÁC

Phần lớn thuốc kháng sinh không cần thiết với viêm xoang cấp tính. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng như vậy sẽ tự khỏi. Ngay cả khi thuốc kháng sinh có thể có tác dụng, chúng có thể chỉ giúp rút ngắn thời gian bị bệnh. Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định sớm cho các trường hợp:
  • Trẻ em bị chảy nước mũi, có thể có ho, bệnh không đỡ hơn sau 2 – 3 tuần
  • Sốt cao hơn 39°C
  • Đau đầu hoặc đau vùng mặt
  • Sưng nghiêm trọng xung quanh mắt
Viêm xoang cấp tính cần được điều trị trong thời gian 10 - 14 ngày. Viêm xoang mãn tính cần được điều trị lâu hơn, từ 3 đến 4 tuần. Trong một số trường hợp, viêm xoang mãn tính cần các loại thuốc đặc biệt để điều trị nhiễm nấm.

Tại một số điểm, bác sĩ sẽ xem xét:
  • Kê thuốc theo toa khác
  • Tiến hành thêm nhiều xét nghiệm
  • Giới thiệu đến chuyên khoa tai, mũi, họng hoặc chuyên dị ứng
Các phương pháp điều trị viêm xoang khác:
  • Tiêm miễn dịch để giúp ngăn ngừa bệnh tái phát
  • Tránh gây dị ứng
  • Dùng thuốc xịt mũi corticosteroid và thuốc kháng histamine để giảm sưng viêm, đặc biệt là nếu có u trong mũi, xoang hoặc bị dị ứng
Phẫu thuật để mở rộng cửa xoang và hút sạch chất nhầy trong các xoang cũng có thể là cần thiết. Bạn có thể cần phải cân nhắc các biện pháp này nếu:
  • Các triệu chứng của bạn không biến mất sau 3 tháng điều trị.
  • Bạn thường mắc hai hoặc ba lần viêm xoang cấp tính mỗi năm.
Một chuyên gia tai mũi họng có thể thực hiện phẫu thuật này.

Hầu hết nhiễm trùng xoang do nấm cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật để điều chỉnh một vách ngăn lệch hoặc u mũi hoặc u trong xoang có thể ngăn ngừa tình trạng tái phát.

Tiên lượng

Hầu hết nhiễm trùng xoang có thể được chữa trị bằng các biện pháp tự chăm sóc (tập khí công dưỡng sinh là cách chăm sóc tốt hơn cả) và điều trị y tế. Nếu bạn bị xoang lặp đi lặp lại, bạn cần được kiểm tra liệu bạn bị u mũi, u trong xoang hoặc các vấn đề khác hay không, chẳng hạn như dị ứng.

Biến chứng có thể xảy ra
  • Nhiễm trùng xương (viêm xương tủy)
  • Viêm màng não, viêm não
  • Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang
  • Nhiễm trùng da xung quanh mắt (viêm mô tế bào hốc mắt), viêm dây thần kinh thị giác
  • Viêm tai giữa, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản, khí phế quản
Khi nào cần liên hệ với Chuyên gia y tế

Đi khám bác sĩ nếu:
  • Các triệu chứng kéo dài hơn 10 - 14 ngày hoặc bạn bị cảm lạnh mà bệnh nặng hơn sau 7 ngày.
  • Bạn bị nhức đầu dữ dội mà dùng thuốc giảm đau không khỏi.
  • Bạn bị sốt.
  • Bạn vẫn còn còn các triệu chứng sau khi đã dùng thuốc kháng sinh theo đúng liều lượng.
  • Bạn có bất kỳ thay đổi gì về khả năng nhìn khi bị nhiễm trùng xoang hay đau nhức vùng mắt, khó ngủ.
Việc bạn có dịch nhầy màu xanh lá cây hoặc màu vàng chảy ra từ mũi hay họng không có nghĩa là bạn đã bị nhiễm trùng xoang hoặc cần dùng thuốc kháng sinh.

Phòng bệnh

Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm xoang là tránh cảm lạnh và cúm hoặc điều trị các vấn đề một cách nhanh chóng.
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả, hay nấm là các thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa và các chất khác giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
  • Tiêm phòng vắc-xin cúm mỗi năm.
  • Giảm căng thẳng stress.
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi bắt tay với người khác.
Mẹo khác để ngăn ngừa viêm xoang:
  • Tránh hút thuốc và môi trường ô nhiễm, chất gây ô nhiễm.
  • Uống nhiều nước để tăng độ ẩm trong cơ thể.
  • Sử dụng thuốc thông mũi khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Điều trị dị ứng nhanh chóng và thích hợp, tránh thực phẩm gây dị ứng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm trong mũi và xoang.
Tổng kết

Viêm xoang cấp với nhiều triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, nhức đầu, đau nhức vùng xoang cần phải được điều trị phối hợp như kháng sinh, kháng viêm, kháng dị ứng… dưới sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Viêm xoang mãn tính như viêm xoang sàng khó có thể chữa trị khỏi hẳn do các tác nhân gây viêm xoang không loại bỏ hết được do môi trường cũng như bản thân cơ thể nên không thể điều trị khỏi hẳn theo các phương pháp thông thường hiện có mà chúng ta phải sống chung với viêm xoang. Do thuốc tây chỉ có tác dụng tốt với viêm cấp tính, nếu dùng thường xuyên với viêm xoang mãn tính sẽ có tác dụng phụ không mong muốn. Nếu bị viêm xoang mãn tính nên dùng thường xuyên các biện pháp hỗ trợ như xông mũi (bằng tinh dầu hay nước nóng) và các loại thảo dược rất có ích cho việc chống viêm xoang. Trong một số trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định làm các thủ thuật chọc xoang, nạo xoang, chỉnh hình vách ngăn,... bên cạnh đó còn có một số liệu pháp điều trị hỗ trợ như xông mũi, thay đổi hành vi như không dùng các đồ uống có gas, rửa mũi hay xịt mũi bằng nước biển sâu, điều trị viêm dạ dày, dùng một số thảo dược kháng viêm và thông mũi...

Nếu bạn đã chữa trị nhiều mà không có kết quả tốt hoặc muốn chữa bệnh xoang mà không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và điều kiện sinh hoạt, kết hợp tập khí công dưỡng sinh nhẹ nhàng không mất nhiều thời gian vào buổi sáng khi ngủ dậy, buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất. Khí công dưỡng sinh giúp cơ thể tái tạo và điều chỉnh về các trạng thái không gây bệnh, nâng cao sức đề kháng, tăng sức chịu đựng của cơ thể khi lao động hay làm việc trí óc ít vận động, giảm mệt mỏi stress… Hỗ trợ: 0936.453.023

Xem thêm:
>> Thiền dưỡng sinh và thiền đứng
>> Khí công dưỡng sinh đơn giản chữa bệnh viêm xoang